Bakery – Web Cho Tiệm Bánh

Giao diện mẫu Web Cho Tiệm Bánh

Thiết kế Web chuyên nghiệp:

  • Giao diện đẹp mắt, chuyên nghiệp
  • Nội dung đầy đủ, chỉnh chu.
  • Tương thích cao: Phone, Máy tính, Table..
  • Tối ưu SEO

 

Danh mục:
Dịch vụ thiết kế website của Net Solutions:
  • Thiết kế logo, banner, hình ảnh theo phong cách riêng của thương hiệu
  • Tùy chỉnh giao diện & nội dung theo yêu cầu để phù hợp với lĩnh vực kinh doanh
  • Bàn giao website hoàn chỉnh với chi phí hợp lý, chỉ từ 2,8 triệu đồng
Xem thêm chi tiết dịch vụ thiết kế web

Mô tả

Web cho tiệm bánh là một trang web được thiết kế để giới thiệu và quảng bá tiệm bánh. Với xu thế mua hàng hiện nay thì việc sở hữu website để hỗ trợ bán hàng trực tuyến tuyệt vời. Nó thường bao gồm các thông tin như:

  • Giới thiệu: câu chuyện về tiệm bánh, đội ngũ làm bánh.
  • Menu: danh sách các loại bánh, giá cả
  • Hình ảnh quảng bá tiệm bánh: ảnh cần bắt mắt, có thể tận dụng hình ảnh lúc khách hàng đông đúc, hoặc sự kiện quan trọng giúp hình ảnh sinh động hơn.
  • Thông tin liên hệ: hotline,mua hàng, địa chỉ, số điện thoại, email.

Ngoài ra, chương mục Blog cũng góp phần khá quan trọng giúp web thêm thu hút và chuyên nghiệp hơn.

Giới Thiệu Thông Tin Trên Web Cho Tiệm Bánh

Giới thiệu về một tiệm bánh thường là phần quan trọng để tạo ấn tượng với khách hàng. Dưới đây là những thông tin thường có trong phần giới thiệu của một tiệm bánh:
  1. Tên tiệm và slogan (nếu có):

    • Ví dụ: “Tiệm bánh Ngọt Ngào – Mang yêu thương vào từng chiếc bánh”.
    • Tên và slogan giúp khách hàng nhận diện thương hiệu.
  2. Lịch sử hình thành:

    • Tiệm được thành lập khi nào, bởi ai.
    • Ví dụ: “Tiệm bánh được mở từ năm 2009 bởi Cô Ba Sài Gòn, một thợ làm bánh đam mê với những chiếc bánh thủ công trứ danh.”
  3. Sứ mệnh hoặc giá trị cốt lõi:

    • Điều gì làm tiệm bánh đặc biệt? Chất lượng, sự sáng tạo, hay nguyên liệu tự nhiên?
    • Ví dụ: “Chúng tôi cam kết sử dụng nguyên liệu tươi sạch, không chất bảo quản để mang đến những chiếc bánh ngon và an toàn.”
  4. Đặc trưng sản phẩm:

    • Loại bánh nổi bật hoặc món “signature” của tiệm.
    • Ví dụ: “Tiệm nổi tiếng với bánh mousse chanh dây và bánh tiramisu mềm mịn.”
  5. Đội ngũ:

    • Thông tin ngắn gọn về thợ làm bánh hoặc nhân viên (nếu muốn tạo sự gần gũi).
    • Ví dụ: “Đội ngũ của chúng tôi gồm những thợ bánh giàu kinh nghiệm, được đào tạo từ Pháp.”
  6. Thông tin liên hệ cơ bản:

    • Địa chỉ tiệm, số điện thoại, email, hoặc mạng xã hội.
    • Ví dụ: “Ghé thăm chúng tôi tại 53 Đường Bánh Thơm – Sài Gòn hoặc liên hệ qua hotline 0905 888 xxx.”
  7. Câu chuyện hoặc cảm hứng (nếu có):

    • Một câu chuyện thú vị về lý do tiệm ra đời.
    • Ví dụ: “Tiệm bánh bắt đầu từ tình yêu của bà tôi với những chiếc bánh nướng gia truyền.”
Mẫu giao diện đẹp
Giao diện bắt mắt, màu sắc khơi gợi vị giác người dùng giúp web thu hút & ấn tượng

Menu/Thực Đơn Của Web Cho Tiệm Bánh

Để tạo một menu cho tiệm bánh, bạn cần đảm bảo nó vừa hấp dẫn, dễ hiểu, vừa cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng. Dưới đây là những yếu tố cần thiết mà một menu tiệm bánh nên có:

1. Tên món bánh (Tên sản phẩm)

  • Liệt kê rõ ràng các loại bánh mà tiệm cung cấp.
  • Ví dụ: “Bánh kem socola”, “Croissant bơ”, “Macaron dâu”.
  • Có thể thêm tên độc đáo hoặc sáng tạo để thu hút (nếu phù hợp với phong cách tiệm).

2. Mô tả ngắn gọn (nếu cần)

  • Một dòng mô tả về hương vị, nguyên liệu nổi bật hoặc đặc trưng của bánh.
  • Ví dụ: “Bánh mousse chanh dây – vị chua nhẹ, tan chảy trong miệng.”
  • Không bắt buộc, nhưng hữu ích nếu bánh có gì đặc biệt.

3. Giá cả

  • Giá rõ ràng cho từng món, tính theo đơn vị (cái, hộp, kg, tùy loại bánh).
  • Ví dụ: “Bánh Khọt – 5.000 VNĐ/cái”, “Bánh kem 20cm – 350.000 VNĐ”.
  • Nếu có combo hoặc ưu đãi, ghi chú riêng (VD: “Combo 5 cupcake – 120.000 VNĐ”).

4. Phân loại danh mục

  • Chia menu thành các nhóm để khách dễ chọn lựa:
    • Bánh ngọt: bánh kem, cupcake, mousse.
    • Bánh mì ngọt: croissant, donut, bánh mì bơ.
    • Bánh khô: cookie, bánh quy.
    • Đồ uống (nếu có): cà phê, trà, nước ép.
  • Giúp menu gọn gàng và chuyên nghiệp.

5. Kích thước/ quy cách

  • Đối với bánh kem hoặc bánh lớn, ghi rõ kích thước hoặc số người ăn.
  • Ví dụ: “Bánh kem 16cm (4-6 người) – 300.000 VNĐ”.

6. Thông tin nguyên liệu đặc biệt ( nếu có)

  • Nếu tiệm có điểm nhấn như “không đường”, “hữu cơ”, “không gluten”, hãy ghi chú.
  • Ví dụ: “Cookie socola – làm từ bột mì hữu cơ, không chất bảo quản.”

7. Hình ảnh

  • Ảnh chụp bánh đẹp mắt, chân thực để khách hình dung sản phẩm.
  • Không bắt buộc, nhưng rất khuyến khích vì khách hàng thường bị thu hút bởi hình ảnh.

8. Đặt hàng

  • Ghi chú cách đặt hàng, thời gian giao hàng, hoặc yêu cầu đặt trước.
  • Ví dụ: “Bánh kem cần đặt trước 24 giờ.”
Mẫu giao diện
Hình ảnh hấp dẫn, thông tin đầy đủ, bố cục thông minh giúp khách hàng dễ lựa chọn

Thông Tin Liên Hệ

Thường đặt cuối trang ( footer) bao gồm những thông tin cơ bản của tiệm bánh, có thể thêm các tiện ích để khách hàng có thể liên hệ: Hotline, Zalo, Facebook, Email, số tài khoản…

Mẫu giao diện
Tích hợp nhiều tiện ích hỗ trợ mua sắm hoặc quản lý thông tin thống kê giúp web chuyên nghiệp hơn

Blog/Chia sẻ Thông Tin Trên Web Cho Tiệm Bánh

Những chuyên mục, bài viết về các loại bánh mới, hay chia sẻ công thức cũng là chương mục hấp dẫn. Việc trao giá trị cộng đồng không còn mới. Blog giúp tăng thêm sự quan tâm & củng cố niềm tin cho khách hàng. Ngoài ra, Blog là cách SEO thông minh giúp tăng thứ hạng và tăng lượt truy cập Website bạn.

Mẫu giao diện
Nền tảng thiết kế Web tốt giúp cập nhật thông tin mới, bài blog có hiệu quả SEO cao hơn

Tổng Kết

Tóm lại, để một Web cho tiệm bánh được phát triển mạnh mẽ và lâu dài. Ngoài yếu tố nội dung bài viết tốt thì yếu tốt nền tảng kỹ thuật thiết kế Web rất quang trọng. Với một nền tảng kém và không thường xuyên cập nhật thì chuyện SEO để xây dựng Web lớn mạnh là điều rất khó khăn. Trong thời kỳ mà kỹ nghệ thông tin luôn đợi đổi mới, yêu cầu cả doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ Web cũng cần cải tiến liên tục.

Một số chủ để có thể bạn quan tâm: